Bạn đang ở đây

Trần thạch cao nổi – Giải pháp kiến trúc sang trọng

Ngày nay, khái niệm trần thạch cao nổi hay chìm không còn lạ lẫm gì trong thiết kế các công trình xây dựng . Nhiều loại thạch cao được sản xuất nhằm đáp ứng các nhu cầu sử dụng với nhiều mục đích khác nhau của người tiêu dùng. Chúng tôi xin giới thiệu loại trần thạch cao sử dụng khá phổ biến tại công trình văn phòng và nhà riêng, đó là trần thạch cao nổi ( trần thả)

 

Cấu tạo khung trần thạch cao nổi

Trần thạch cao nổi là bộ phận của công trình có tác dụng bao che, cách nhiệt và trang trí nội thất. Hệ thống khung trần nổi sẽ thấy được khung viền phối với tấm trần trước và sau khi công trình hoàn thiện

trần thạch cao nổi

Thanh chính: là thanh chịu lực chính, được treo lên trần bằng các cụm ty treo và tăng đơ.
Thanh phụ: là thanh được liên kết với thanh chớnh để tạo thành kiểu dáng theo đúng yêu cầu thiết kế

Thanh viền tường: thanh viền tường được liên kết với tường hoặc vách ngăn

Các tấm trang trí: Các tấm trần sẽ được đặt lên các hệ thanh (chính, phụ, viền tường) tạo thành bề mặt trần trang trí.

Một số đặc tính vượt trội của trần thạch cao nổi (trần thả):

Trần thạch cao nổi có khả năng cách nhiệt, cách âm, chống cháy, ... đặc biệt là khả năng chống lan truyền lửa, không sinh ra khói độc có hại cho sức khỏe do không chứa các thành phần độc hại.

Khi có sự biến đổi thời tiết , trần nhà không bị co võng sau khi thi công, quá trình thi công không quá cầu kỳ phức tạp. Trần thạch cao nổi rất tiện trong việc sửa chữa, lắp đặt đường dây hoặc các thiết bị, hệ thống thông gió lên trần.

Thêm vào đó, chi phí trọn gói cho một trần thạch cao nổi là khá rẻ

Thiết kế trần thạch cao nổi (trần thả) sẽ tạo cho ngôi nhà không gian có tính thẩm mỹ cao.

Các bước cơ bản thi công trần thạch cao nổi:

Sau khi hoàn chỉnh phần mái, chuẩn bị các vật liệu cần thiết để lắp đặt trần thạch cao nổi. Bao gồm những bước cơ bản sau: 

Bước 1: Xác định độ cao trần và lấy mặt phẳng trần bằng nivo, đánh dấu mặt phẳng Thông thường dấu được đánh cao độ ở mặt dưới tấm trần. 

Bước 2: Lắp đặt khung có thể dùng búa định hoặc khoan để cố định thanh viền tường bằng đinh bê-tông hoặc vít nở với định khoảng không quá 300mm tùy theo loại tường, vách. 

Bước 3: Xác định khoảng cách giữa các điểm treo hệ thống khung xương không quá 1200mm.

Bước 4: Xác định khoảng cách của các thanh chính (thanh dọc) sao cho phù hợp với hướng các điểm treo trên mái theo khoảng cách tiêu chuẩn qui định và đo độ phẳng của khung.

Bước 5: Liên kết các thanh phụ (thanh ngang) với thanh chính với khoảng cách tiêu chuẩn đã định.

Bước 6: Thả tấm lên các ô giữa thanh chính và thanh phụ, chỉnh sửa và hoàn thiện.

các bước thi công trần thạch cao

Công ty Cổ phần Đầu tư – Xây dựng & Thương mại Bảo Minh chuyên thi công xây dựng và hoàn thiện thi công trần vách thạch caothi công ốp nhômthi công trần nhômlam chắn nắngThi công vách ngăn nhà vệ sinhthi công sàn nâng kỹ thuậtthi công sàn vinyl và một số hoàn thiện khác như: lan can, cầu thang, cửa, vách kính, nẹp chân tường...

Mọi chi tiết về thi công, mẫu trần thạch cao đẹp, Quý khách hàng vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ – XÂY DỰNG & THƯƠNG MẠI BẢO MINH

Trụ sở chính: số 285 Vũ Hữu – Thanh Xuân Bắc – Thanh Xuân – Hà Nội

VPGD: Số 22 – ngõ 1 – Khu tập thể Tạp chí Cộng Sản – Trung Văn – Nam Từ Liêm – Hà Nội

SĐT: 043 555 3770    -     Fax: 043 555 3854

E-mail: baominhgroup68@gmail.com