2. Cấu tạo:
Toàn bộ hợp kim nhôm Aluminium, có khả năng dẫn nhiệt tốt hơn gấp 3 lần so với chất liệu thép. Nhìn chung, tấm nhôm hỗn hợp (aluminum composite panel) thường dày 4 mm (có loại 3-6 mm) được ghép bởi 2 lớp nhôm chống ăn mòn, mỗi lớp nhôm dày 0,5 mm, với lõi ở giữa bằng polyethylene - một loại nhựa chống cháy dày 3 mm. Nhà sản xuất đưa thông số là sản phẩm có trọng lượng riêng chỉ bằng 1/2 trọng lượng của tấm nhôm đồng chất cùng bề dày mà độ cứng tương đương. Do đó, tấm hỗn hợp nhẹ dễ lắp đặt, thi công như: uốn cong, uốn góc, cắt, xẻ rãnh... Tính năng khác, là chống ăn mòn và có khả năng thích ứng với thời tiết; chịu được tác động bởi nhiệt độ từ -50oC đến 80oC.
Alu có độ bền hóa học cao, kháng mòn, chống ôxy hóa, bền màu trong cả môi trường nước, dầu, axit và đặc biệt là không cong vênh. Theo những con số các nhà khoa học khảo cứu thì những tấm Alu thành phẩm không bị tác động bởi các điều kiện về nhiệt độ trong một dải nhiệt chạy từ -500oC tới + 800oC và nhờ có những tính năng phức hợp của công nghệ mới nên bề mặt của những tấm lợp chống lại được sự ăn mòn của môi trường, sự xâm thực của nhiệt độ.
Ngoài ra những tấm Alu còn đạt và vượt nhiều tiêu chuẩn kỹ thuật khác như các tiêu chuẩn về độ dày sơn phủ, độ láng, độ bền acid - kiềm - dung môi và cả chuẩn về độ bền va đập - khi không rạn, không vỡ.
Có khoảng 30 tên gọi cho sản phẩm này: alcopanel, alumech (Hàn Quốc), alucobond (Đức), alpolic (Nhật), haida, alucobest (Trung Quốc), alucowork, alucolic... hợp kim Aluminium giúp giảm trọng lượng hơn 34% so với chất liệu thép và các chất liệu khác.
Cấu tạo tấm ốp nhôm Composite
3. Màu sắc:
Hệ thống sơn và tạo hoa văn giả đá, gỗ phủ trên bề mặt nhôm có nhiều chất liệu sơn với khoảng 30 màu, vân và thường được bảo hành từ 1 - 5 năm (tùy nơi). Giá cả và chất lượng có nhiều cấp độ, tùy vào độ dày của lớp nhôm bề mặt; ví dụ tấm 3 mm thì lớp nhôm mỗi bên là 0,21 mm nhưng có loại chỉ 0,18 hay 0,15 mm, thậm chí mỏng hơn.
Tùy vào sắc thái của màu và họa tiết bề mặt để có thể ứng dụng thích hợp cho nhiều hạng mục khác nhau trong công trình. Và không chỉ dùng để ốp mặt tiền, đóng trần nhà mà còn làm vách ngăn, mái đón, mái trang trí, mái che, ốp cột, làm lam, lá sách, tủ, quầy, bàn ghế hay bảng biểu quảng cáo.. Thuận lợi hơn là nhôm tấm ốp được trên các bề mặt cong và bảo vệ công trình cho cả khu vực có gió biển.
Thời gian thi công nhanh, sạch, ít gây phiền hà, nhất là việc xây chen trong phố. Thích hợp và hiệu quả cho công trình lớn nhưng nhà dân dụng cũng có thể ứng dụng khá hay vì đây là vật liệu mang tính thời trang.
Trời nắng thì mát, không hề hấn gì nhưng cần phải thi công chuẩn xác, bịt thật kín các ron (joint) để nước mưa không lọt vào khung sắt bên trong dễ gây hư sét".
Sản phẩm TẤM ỐP HỢP KIM NHÔM (Tấm aluminium) đang được Nhà Tư vấn thiết kế kiến trúc lựa chọn vì mang lại vẻ đẹp hoàn thiện của kiến trúc hiện đại lẫn sự khắt khe của nét cổ điển.
Màu sắc tấm ốp nhôm composite
4. Đặc tính kỹ thuật tấm ốp nhôm Composite ( Aluminium composite panel )
Tấm ốp nhôm Composite hay còn gọi là tấm ốp hợp kim nhôm nhựa, được dùng làm vật liệu trang trí nội, ngoại thất hoàn thiện cho công trình xây dựng. Tấm ốp nhôm Composite có các đặc tính tiêu biểu sau:
Khả năng chống chịu thời tiết tốt: Tấm ốp nhôm Composite không bị ảnh hưởng bởi điều kiện thời tiết khắc nghiệt, đặc biệt là các tòa nhà trong khu vực bờ biển, khu vực nhiệt đới, nóng, ẩm ...
Độ phẳng cao: Tấm ốp nhôm Composite có độ phẳng cao, mịn, loại bỏ được những vấn đề về lệch, méo khi sử dụng.
Khả năng linh hoạt: Tấm ốp nhôm Composite có khả năng uốn cong, cắt, khoan, đục lỗ... dễ dàng, có thể tạo được nhiều hình dáng phức tạp bằng các công cụ, thiết bị đơn giản.
Độ bền tốt, chịu được tác động mạnh: Tấm ốp nhôm Composite có khả năng đàn hồi tốt, chịu được các tác động lớn như gió, bão, độ rung và khả năng chống vỡ, nứt.
Giảm trọng lượng chết: Sử dụng Tấm ốp nhôm Composite giúp giảm trọng lượng chết của tòa nhà so với việc sử dụng các vật liệu khác. Trọng lượng của tấm ốp nhẹ hơn 1/10 trọng lượng của các vật liệu có cùng độ dày như đá cẩm thạch, đá grannite, bê tông ... Tấm ốp nhôm Composite làm cho việc xây dựng được an toàn và tránh các nguy cơ thiệt hại từ động đất.
Khả năng cách âm - cách nhiệt: Tấm ốp nhôm Composite giúp hiệu quả tối đa đối với vấn đề cách âm, cách nhiệt. Lõi Polyestylene ép không cho phép nhiệt độ xâm nhập vào bên trong tòa nhà vì nó là một trong những chất liệu cách nhiệt tốt nhất, do đó tiết kiệm chi phí cho điều hòa không khí và năng lượng.
Khả năng chống cháy: Polyestylene là chất không dễ cháy, không thải ra khí độc khi có hỏa hoạn xảy ra.
Khả năng chống thấm nước, hóa chất và chống ăn mòn: Lớp nhựa bên trong có chất lượng cao đảm bảo chống lại sự ăn mòn và phai màu, chống ẩm ướt, chống thấm, chống bụi bẩn , nấm tảo, rêu mốc và nứt nẻ.
Dễ dàng bảo hành, bảo trì: Sử dụng Tấm ốp nhôm Composite trang trí giúp dễ dàng bảo trì, chỉ cần làm sạch bằng những chất tẩy rửa thông thường là có thể bề mặt sáng bóng như mới.
Là sản phẩm thân thiện với môi trường: Tấm ốp nhôm Composite là sản phẩm hoàn toàn có thể được tái chế và tái sử dụng, trong quá trình sản xuất không gây hại đến môi trường, thay thế, thay thế được các sản phẩm ốp có chất liệu từ thiên nhiên như gỗ, do đó tiết kiệm tài nguyên rừng.
Màu sắc đa dạng hấp dẫn: Sự đa dạng về màu sắc giúp tăng sự lựa chọn cho các tòa nhà, làm tăng vẻ đẹp và tính thẩm mỹ cho ngôi nhà.
5. Ứng dụng:
- Ốp mặt tiền nhà, cao ốc văn phòng, dân dụng
- Làm trần trang trí cách âm, giảm nhiệt, chống cháy
- Trang trí nội ngoại thất các công trình xây dựng
- Thiết kế, thi công poster, backdrop, bảng hiệu showroom, Nhà hàng.
- Trang hoàng thân xe, thân tàu, vỏ máy, thang máy, cây xăng, nhà chờ, cổng chào, mái sảnh, hộp kỹ thuật cửa cuốn,…
6. Biện pháp thi công ốp nhôm composite:
6.1. Biện pháp gấp hộp:
Phương pháp gấp hộp là phương pháp được hầu hết các nhà sản xuất đề xuất sử dụng trong quá trình thi công. Đây là phương pháp có hệ số an toàn cao nhất. Tuy nhiên lại là phương pháp ít được các nhà thầu sử dụng nhất với lý do là khó thi công, đòi hỏi tay nghề người thợ và hao phí nhân công cũng như máy móc thi công cao.
Sử dụng phương pháp gấp hộp ngoài yếu tố chất lượng ra còn có nhiều lợi thế khác như : Thay thế dễ dàng chỉnh sửa, thay thế, chịu biến dạng cao và cách nhiệt cho công trình tốt.
Cấu tạo điển hình của phương pháp gấp hộp như sau :
a. Cấu tạo khung xương:
Hình ảnh minh họa
b. Gấp tấm:
Sau khi gia công xương chịu lực chính, trên cơ sở tiết kế đường roan gia công khung chịu lực phụ. Các khung chịu lực phụ sau khi gia công xong được bắt vào khung chịu lực chính để cân chỉnh chính xác vị trí từng tấm.
Tốp thợ ta tấm chỉ việc tháo từng khung sườn đỡ tấm ta và tiến hành đo lấy kích thước để gấp tấm.
Trên cơ sở tấm nguyên khổ người thợ tiến hành rọc lấy tấm thành phẩm có kích thước theo đúng yêu cầu bằng máy rọc tấm.
Sau khi có tấm thành phẩm người thợ tiến hành phay tấm (Tạo đường rãnh để gấp tấm), Nếu kích thước giống nhau có thể dùng máy kẹp bàn để phay, nhưng thông thường các kích thước tấm có sự sai khác ít nhiều nên người thợ sử dụng máy phay cầm thay để phay.
Sau khi gia công gấp tấm xong tiến hành liên kết tấm vào sườn đỡ tấm bằng liên lết rivê và silicol sau đó mang tấm ra lắp lại vị trí củ.
c. Hoàn thiện:
Sau khi đắt tấm ổn định vào khung (khoảng cách giữua các bách liên kết giữa khung sườn vào khung chịu lực chính <60cm 1 bách).
Tiến hành vệ sinh đường roan, lắp đường roan lót ở trong và tiến hành dán băng keo giấy chống lem keo và tiến hành bơm keo.
Công đoạn bơm keo có dội thợ chuyên trách đảm nhận, việc hoàn thiện đường keo càng đẹp sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ của toàn công trình.
6.2. Phương pháp phay bat + bấm rive:
Đây là phương pháp thông dụng được hầu hết các đơn vị thi công, phương pháp này dễ thi công, ít hao tốt vật tư nhân công.Tuy nhiên đây là phương án không tối ưu, với các công trình sử dụng phương pháp này đều có tuổi thọ không cao vì một số lý do sau :
- Liên kết giữa các lớp trong tấm Aluminium liên kết keo gia nhiệt, việc sử dụng liên rive sau khi đã phay đi ½ tấm sẽ không đảm bảo khả năng chịu lực, quá trình sử dụng dưới tác động của tải trọng gió, dưới tác động nhiệt, ăn mòn của môi trường sẽ làm hỏng liên kết giữa các lớp trong tấm gây hiện tượng “phồng” tấm sau 1 thời gian sử dụng.
- Đường keo tạo roan trong phương pháp này quá mỏng nên dưới tác động của môi trường rất dễ bị bong tróc tạo điều kiện để gió lùa vào giữa hai tấm làm giảm khả năng chịu lực.
Để khắc phục các yếu điểm trên, ta dùng phương án sử dụng băng keo 3M VHBTM thay cho silicol và rive.
Tuổi thọ của silicol (loại sử dụng ngoại thất) thông thường khoảng 10 đến 15 năm, sau 15 năm độ đàn hồi của silicol sẽ giảm, đây chính là lúc liên kết dẽ bị phá vỡ nhất. Đối với băng keo 3M VHBTM thời gian lão hóa sẽ là 30 năm (Gấp 2 lần silicol). Ngoài ra việc sử dụng băng keo 3M VHBTM còn có một số ưu điểm khác như : Chống rung tốt, kín gió, chống nước tốt và đặc biệt là khả năng chịu được lực gió lên đến 360Km/h. Nếu thi công bằng phương pháp sử dụng băng keo 3M VHBTM sẽ giảm được ½ thời gian thi công tăng chất lượng công trình lên 2 lần.
Các bước thi công phương pháp này tương tự phương pháp gấp hộp, các cấu tạo điển hình có sai khác.
Để băng keo 3M VHBTM phát huy hết tác dụng đồng thời tăng khả năng chịu lực ta chọn xương chịu lực chính là nhôm hộp 40x40, xương đỡ tấm bằng nhôm hộp 20 x 20, Xương chính liên kết với xương đỡ tấm bằng kiên kết bách + rive.
7. Thị trường vật tư:
Trên thị trường Việt Nam hiện nay, phổ biến các thương hiệu tấm nhôm Composite như: Vertu, Alcorest, Alupe, Alumax, Alubond, Alucobond, Globond….
8. Một số hình ảnh công trình tiêu biểu:
Thi công ốp nhôm trong dự án Cảng Container Quốc tế Cái Lân (CICT4000)